CÁC GIAI ĐOẠN TIẾP THU NGÔN NGỮ THỨ HAI
Ba mẹ đã bao giờ tự hỏi làm thế nào chúng ta tiếp thu được ngôn ngữ? Bạn đã hiểu khái niệm tiếp thu ngôn ngữ chưa? Và bạn có biết sự khác biệt giữa tiếp thu ngôn ngữ thứ nhất và tiếp thu ngôn ngữ thứ hai hay không? Cùng tìm hiểu nhé.
Tiếp thu ngôn ngữ mẹ đẻ
Khi trẻ tiếp thu ngôn ngữ mẹ đẻ, quá trình này diễn ra tự động trong tiềm thức của trẻ. Trẻ thường không cần những hướng dẫn rõ ràng để phát triển vốn tiếng mẹ đẻ của mình. Lúc này, quá trình “tiếp nhận ngôn ngữ” đang diễn ra. Trường hợp tương tự cũng xảy ra đối với trẻ học 2 hoặc nhiều ngôn ngữ từ khi mới sinh ra.
Tiếp thu ngôn ngữ thứ hai
Ngược lại, nếu một đứa trẻ học tiếng mẹ đẻ rồi mới học thêm một thứ tiếng nữa. Chúng sẽ cần được hướng dẫn rõ ràng để hỗ trợ sự phát triển ngôn ngữ thứ hai. Quá trình này được gọi là “việc học ngôn ngữ”. Thật không may, việc dạy các quy tắc ngữ pháp không chắc sẽ giúp một đứa trẻ có thể nói và viết bằng ngôn ngữ thứ hai một cách dễ dàng. Thời gian, sự rèn luyện và trải nghiệm thực tế là các yếu tố cần thiết để hỗ trợ quá trình này.
Các nhà ngôn ngữ học đã đưa ra năm giai đoạn chính của việc tiếp thu ngôn ngữ thứ hai. Trong khi vẫn còn có một số tranh luận về sự phức tạp của năm giai đoạn này, đa số đều đồng thuận với trình tự dưới đây:
1. Giai đoạn im lặng hoặc tiếp thu
Trong giai đoạn đầu tiên của quá trình tiếp thu ngôn ngữ thứ hai, trẻ dành thời gian để học từ vựng của ngôn ngữ mới. Trẻ cũng có thể tập nói các từ/cụm từ mới. Ở giai đoạn này, trẻ chưa tạo ra được ngôn ngữ mới với sự lưu loát hoặc thể hiện sự am hiểu về chức năng ngôn ngữ.
2. Hình thành ngôn ngữ sớm
Giai đoạn thứ hai này liên quan đến việc trẻ bắt đầu “thu thập” các từ mới. Trong thời gian này, trẻ cũng có thể bắt đầu nói một số thuật ngữ và thậm chí có thể bắt đầu hình thành các cụm từ ngắn kết hợp với nhau.
3. Bắt đầu xuất hiện lời nói
Vào giai đoạn thứ ba này, trẻ đã thu thập được khoảng vài nghìn từ. Đây là một giai đoạn thú vị khi trẻ bắt đầu giao tiếp bằng cách kết hợp những từ đã biết thành các cụm từ và câu ngắn – ngôn ngữ thứ hai của trẻ đang thực sự trở nên “kết nối”.
Sự kết nối này cũng sẽ làm tăng khả năng hiểu ngôn ngữ mới của trẻ. Bạn có thể thấy con mình bắt đầu đọc và viết bằng ngôn ngữ thứ hai ở giai đoạn này.
4. Ngôn ngữ lưu loát ở mức độ trung cấp
Cấp độ thứ tư của việc tiếp thu ngôn ngữ thứ hai khi trẻ bắt đầu giao tiếp các câu phức tạp. Nghĩa là các câu sẽ bao gồm các liên từ để sắp xếp và kết nối các mệnh đề liên quan). Đây là một giai đoạn quan trọng giúp ngôn ngữ được kết nối nhiều hơn và các cuộc trò chuyện thực sự xuất hiện. Trẻ cũng có thể bắt đầu suy nghĩ bằng ngôn ngữ thứ hai vào thời điểm này. Điều này đánh dấu sự tiến bộ đáng kể.
5. Tiếp tục phát triển ngôn ngữ và sự lưu loát
Giai đoạn này có thể diễn ra trong một thời gian dài. Lúc này, trẻ sẽ tiếp tục phát triển ngôn ngữ thứ hai của mình và đạt được sự chính xác với độ phức tạp cũng như tính ứng dụng vào các tình huống giao tiếp ngày càng tăng.
Nguồn tham khảo: Bilingualkidspot
Tiệm Sách Nhà Sun
SÁCH TRUYỆN SONG NGỮ