Cũng giống như việc chọn cuốn sách phù hợp để đọc cho con. Có nhiều cách bố mẹ có thể tận dụng tối đa thời gian đọc sách cùng con để giúp trẻ làm giàu vốn từ vựng. Dưới đây là một số gợi ý các kỹ thuật mở rộng vốn từ vựng của Tiến sĩ Hiebert. Một chuyên gia về từ vựng và người sáng lập chương trình Scholastic WORD, bố mẹ tham khảo nhé.
1. Chọn sách có vần điệu, ngôn từ dễ hiểu
Nghiên cứu chỉ ra rằng ở giai đoạn 1 tuổi. Trẻ sẽ sẽ chủ động sử dụng được một vài từ và đến khi 4 tuổi, trẻ sẽ biết khoảng 1.500 từ. Đến 6 tuổi, con số đó tăng gấp đôi.
Nhưng thay vì tập trung vào những mốc phát triển từ vựng đó. Tiến sĩ gợi ý nên chú ý đến sự phong phú và chất lượng của những cuốn sách. Theo cô, những gì trẻ muốn là những cuốn sách có ngôn ngữ thú vị, vui nhộn. Sử dụng các cuốn sách có vần điệu là một cách hấp dẫn để học từ vựng và hiểu ngữ cảnh của câu chuyện.
Tiến sĩ Hiebert cũng cho biết: “Trẻ em bộc lộ khiếu hài hước từ rất sớm. Để trẻ nhận ra những chi tiết ngớ ngẩn, hài hước trong sách cũng rất quan trọng.” Nhưng hãy cẩn thận đừng chọn những cuốn sách có quá ít bối cảnh. Quá nhiều từ trẻ chưa biết hoặc từ ngữ có vần điệu nhưng không giúp trẻ hiểu rõ ngữ cảnh. Khi đó, việc đọc sẽ trở nên vô tác dụng.
2. Đọc thành tiếng một cách hào hứng
Đọc to cho con nghe sẽ tạo nền tảng vững chắc để bồi dưỡng tình yêu sách và dần hiểu được tầm quan trọng của sách. Điều quan trọng là lựa chọn địa điểm và thời gian mà thu hút được sự chú ý của trẻ. Khi đó bố mẹ có thể chú trọng đến nghĩa của một từ cụ thể trong cuốn sách. Tiến sĩ Hiebert nói: “Việc đọc to vừa khuyến khích trẻ hiểu mục đích của việc đọc là gì vừa mở rộng vốn từ vựng cho các em.” Nghe người lớn đọc sách thực sự thú vị đối với trẻ em, giống như việc người lớn nghe sách nói để thư giãn. Vì vậy, bố mẹ đừng ngại bước lên sân khấu và “biểu diễn” cuốn sách khi đọc nhé.
3. Nhấn mạnh những từ đặc biệt và chia sẻ ý nghĩa của chúng
Một nền tảng khác để mở rộng vốn từ vựng của trẻ là giúp trẻ hiểu rằng các từ có nhiều nghĩa. Hay còn gọi là các từ đa nghĩa. Do đặc điểm này, phần lớn việc mở rộng vốn từ vựng cho con thông qua việc đọc là chỉ cho trẻ biết chúng ta đang hiểu các từ theo nét nghĩa nào.
Chỉ vào một từ đặc biệt nào đó trên trang sách khi thấy từ đó được sử dụng nhiều lần. Dạy trẻ cách phát âm sẽ giúp con bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng từ và ý nghĩa của chúng. Thêm vào đó, trẻ cũng rất thích phát âm các từ! Tiến sĩ Hiebert nhấn mạnh rằng trẻ nhỏ bị thu hút bởi những từ dài và cho rằng đây là một lý do khiến các em yêu thích sách về khủng long.
4. Sưu tập các từ mới để tra nghĩa
Tiến sĩ Hiebert nói rằng cứ 100 từ thì có 3 từ hiếm gặp và nhấn mạnh quan điểm rằng nhiều từ tìm thấy trong sách không được sử dụng trong các cuộc hội thoại hàng ngày. Vì vậy, bằng cách đọc nhiều sách hơn. Trẻ thu thập được các từ mới để bổ sung vào vốn từ vựng của mình. Đó là lý do tại sao việc sưu tập các từ là việc làm rất thú vị. Con bạn có thể viết nhật ký để ghi lại những từ thú vị hoặc những từ mà trẻ không biết (và ý nghĩa của chúng). Trẻ thường không được hướng dẫn nhiều về cách chú ý đến các từ có nhiều âm tiết. Vì vậy, bố mẹ có thể hướng dẫn con bắt đầu thu thập những từ như vậy.
5. Khuyến khích con đọc lại sách
Đọc lại một cuốn sách có vẻ sẽ khiến trẻ không mấy hứng thú bằng việc học các chủ đề và ý tưởng mới, nhưng thực tế thì ngược lại. Trẻ sẽ trải qua một giai đoạn mà các em muốn đọc đi đọc lại một thứ gì đó. Đây là một giai đoạn phát triển quan trọng. Khi trẻ nhìn được thấy cùng một văn bản nào đó nhiều lần, các em sẽ dễ dàng ghi nhớ chúng. Kết quả là, trẻ sẽ hình thành khả năng tự đọc với sự yêu thích các từ ngữ. Điều này giúp trẻ học được nhiều từ hơn.
>> Luyên thi chứng chỉ tiếng anh cho bé
Tiến sĩ Hiebert nói. “Những gì bạn biết về một chủ đề là yếu tố dự đoán tốt nhất về mức độ hiểu những thứ liên quan đến chủ đề đó của bạn. Sự phong phú trong vốn từ vựng của một người cũng sẽ ảnh hưởng đến cách người đó tiếp cận các từ khi họ đọc.”
Tiệm Sách Nhà Sun
SÁCH TRUYỆN SONG NGỮ